Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Nhân viên bảo vệ rừng bị kỷ luật


Tại địa bàn xã Ia Chía, H.Ia Grai tỉnh Gia Lai từ năm 2017 đến nay đã xảy ra tới 5 vụ khai thác rừng trái phép, khu vực rừng bị khai thác trái phép nằm trong phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai.


Hiện tại Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai đã ra quyết định kỷ luật với 3 nhân viên của Ban quản lý rừng Ia Grai là ông: Nay Peng, Nay Plơn và Bùi Khắc Tuân, ngoài ra kiểm điểm 2 cán bộ hiện là trưởng ban và phó ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai.

Theo baovesg.com

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Ca sĩ Việt tham gia chến dịch bảo vệ môi trường


Chiến dịch bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch năm nay sẽ có sự góp mặt của nhiều ca sĩ Việt như Tóc Tiên, Đức Phúc, Đông Nhi,…
Chiến dịch này sẽ được diễn ra từ ngày 18 đến ngày 26 tháng 5 tại 5 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Qủang Bình, Qủng Trị và Đà Nẵng.
Chiến dịch này nhằm giúp cho việc tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong môi trường du lịch để phát triển du lịch bền vững, thân thiện và văn minh.

Sáng ngày 18 tháng 5 lễ phát động diễn ra tại Cửa Lò, Nghệ An. Sau đó các tình nguyện viên tiến hành dọn vệ sinh khu vực Cửa Lò. Trong chiến dịch lần này, 5 công trình thanh niên sẽ được trao tặng nhằm góp phần bảo vệ biển. Ngoài ra gần 200 thùng thùng rác được trao tặng và 10 suất học bổng được trao tặng cho con em ngư dân có thành tích học tập tốt.
Dự kiến chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch lần này sẽ có sự góp mặt tham gia gần 500 người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ kỳ vọng hoạt động này sẽ được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm góp phần xây dựng môi trường phát triển du lịch bền vững.
Theo baove247.com

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Chính phú Australia chi mạnh để bảo vệ san hô


Rạn san hô lớn nhất thế giới – Great Barrier tại Australia đang được chính phủ chi một số tiền lớn lên đến nửa tỷ đô cho kế hoạch lai tạo vì hiện tại lượng san hô này đang bị vôi hóa do sự thay đổi của nhiệt độ nước biển và nồng độ axit trong nước biển tăng cao.
Số tiền này sẽ được sử dụng cho việc tái tạo và những công tác bảo vệ sự tồn tại và phát triển của rạn san hô này như việc bảo vệ nguồn nước, xử lý nhiều loại sao biển, đồng thời tạo ra những loại san hô mới có khả năng thích ứng cao trong môi trường nhiệt độ cao.

Hiện tại đây là mức đầu tư lớn nhất cho việc phục hồi và bảo tồn thiên nhiên tại Australia, bên cạnh những việc trực tiếp bảo vệ đến những rạn san hô thì cũng sẽ có một khoản kinh phí chi ra để thuyết phục người dân không nên hoặc giảm lượng thuốc sâu đổ xuống biển.
Các rạn san hô này đã đóng góp vào nền kinh tế hơn 6 tỷ USD, tạo nên rất nhiều việc làm cho người dân, cũng là nơi thu hút được lượng lớn khách du lịch, vì vậy chính phủ Australia nhất định phải bảo tồn được hệ thống rạn san hô này.

 Theo baovesg.com